Shop Đá May Mắn | damayman.comdamayman.vn

Đ/C: 180A Nguyễn Duy Dương, Phường 3, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh

Hotline : 0986 033 363 - 0938 519 169 ( Ms.Dung )

Mỗi người sẽ hợp với một màu sắc riêng, việc chọn màu đúng theo mạng sẽ mang tài lộc đến cho bản thân và gia đình.

Nhập năm sinh để xem mạng

 

 

 

 

 

 

 

Kỹ thuật cấy ngọc trai nước ngọt

1. Kỹ thuật cấy ngọc không nhân

1.1 Dụng cụ : Dụng cụ dùng để cấy ngọc phải làm bằng những kim loại không rỉ, các giá làm bằng gỗ phải chọn gỗ không có độc tố hoặc không dễ biến dạng, trừ kéo, panh và panh cong dùng ở nhãn khoa trong y tế ra các dụng cụ khác phải chế tạo riêng theo yêu cầu thủ thuật cấy ngọc.

Khi dùng thìa có đường kính 3mm để đưa nhân vào thì chỉ có thể cấy nhân to từ 5 - 6mm, khi dùng thìa đường kính 5mm thì chỉ cấy nhân to 7 - 8 mm, thìa 7mm thì cấy nhân to 9 - 10mm. Vì vậy, phải mua đồng bộ đầy đủ các qui cỡ các dụng cụ, ngoài ra khi thao tác còn phải có thanh tre hoặc miếng kim loại để cố định vỏ không khép lại, miếng kính thuỷ tinh hoặc gỗ tốt để làm thớt cắt nhân.

1.2 Trai cắt làm tế bào và trai để cấy ngọc :

(Trai cắt để làm tế bào cấy nhân gọi là trai nhân và trai cấy nhân vào để nuôi lấy ngọc gọi trai ngọc) 1 miếng tế bào cấy vào sẽ thành 1 viên ngọc; một con trai có thể cấy vào 40 miếng tế bào như vậy sẽ có được 40 viên ngọc, cho nên chất lượng của miếng tế bào cấy vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng ngọc sau này. Trai nhân nên chọn loại dưới 3 tuổi, tuyến sinh dục chưa đến thành thục và trước khi phẫu thuật phải được nuôi vỗ tích cực từ 3 - 5 tháng để đảm bảo các miếng tế bào cắt ra khoẻ mạnh cường tráng đầy sức sống.

ảnh hưởng của các miếng tế bào do độ tuổi của trai nhân đến chất lượng ngọc xanh được nêu ra ở bảng dưới đây :

ảnh hưởng tuổi trai nhân đến chất lượng ngọc:

Tuổi trai nhân

Tỉ lệ ngọc tốt %

Tuổi trai ngọc

2 - 3 tuổi

4 - 5 tuổi

6 - 8 tuổi

10-12 tuổi


2 - 3 tuổi

80

80

76

50

4 - 5 tuổi

50

60

50

50

6 - 8 tuổi

20

25

25

15

Tỉ lệ giữa trai nhân và trai ngọc ở ngọc không nhân là : 1 : 1 hoặc 1,5 : 1. ở ngọc có nhân là 1 : 10 hoặc 1 : 15.

Các cơ sở nuôi trai cấy ngọc nên nắm vững nguyên tắc là tự cho đẻ, tự nuôi, có như vậy, mới phòng trị bệnh tốt và cân đối được nguồn nguyên liệu bảo đảm sự phát triển nghề nuôi cấy ngọc.

1.3 Nguyên lý hình thành ngọc : Trong tự nhiên sự hình thành ngọc không nhân là do các tế bào tiết ra chất ngọc tăng trưởng một cách không bình thường dần dần thành túi ngọc, các tế bào trong túi ngọc không ngừng tiết ra chất ngọc cứ thế hình thành từng lớp ngọc.

Trong nuôi cấy ngọc trai nhân tạo, người ta đưa vào nguyên lý hình thành ngọc tự nhiên, tách các tế bào tiết chất ngọc ở bên cạnh màn áo ngoài cắt thành từng miếng tế bào nhỏ rồi cấy vào mô liên kết của trai, miếng tế bào cấy vào sinh trưởng phát triển thành túi ngọc - tiết ra chất ngọc - thành viên ngọc.

1.4 Chế tạo miếng tế bào :


1.4.1 Trình tự tiến hành :

Ðầu tiên tách phần thượng bì bên trong và bên ngoài màn áo ngoài, vứt bỏ phần thượng bì bên trong, giữ lại phần thượng bì bên ngoài, chỉ có phần màu viền ngoài mới có chức năng tiết ngọc.

Phương pháp tách màn áo ngoài có nhiều cách hoặc cắt bỏ hoặc tách riêng ra, dù là cách nào cũng phải bỏ sạch phần thượng bì bên trong đi, để phần thượng bì bên ngoài rõ ràng sạch sẽ như vậy sau khi cấy vào 2 mô liên kết mới hoà nhập vào nhau.

1.4.2 Những điều cần chú ý khi chế tạo miếng tế bào cấy :

- Khi đem miếng thượng bì đặt lên tấm kính hoặc tấm gỗ để cắt chú ý đặt phần mô liên kết áp mặt kính còn phần tiết ngọc ở phía trên;

- Cắt bỏ hết tế bào sắc tố và phần thịt gần màn áo ngoài;

- Khi tẩy lau mặt tiết ngọc dùng miếng bông ướt, nhẹ nhàng thấm lau qua, tuyệt đối không được dùng vật cứng va chạm vào;

- Miếng tế bào cắt thành hình vuông để khi cấy ngọc thành hình tròn;

- ở phòng cấy ngọc tuyệt đối không có khói, không có mùi các chất độc như formol, aceton, rượu ...

1.4.3 Dung dịch nuôi tế bào cấy : Các miếng tế bào cắt ra phải cho ngay vào dung dịch nuôi dưỡng để :

- Duy trì miếng tế bào có độ ẩm và sự trao đổi chất bình thường;

- Duy trì sự cân bằng thẩm thấu trong và ngoài tế bào;

- Giữ ổn định pH và môi trường trung tính.

Các loại dung dịch nuôi :

+ Dung dịch PVP với dịch giữa các tổ chức trong cơ thể trai; tức là dịch nước giữa màn áo ngoài và các tổ chức, phối hợp với 1,5% dung dịch PVP, khi sử dụng dùng kim tiêm thọc vào chỗ mô liên kết của màn áo ngoài hút 0,5 cc + 0,5 cc dịch PVP nồng độ 1,5% (Dùng dịch 1,5% PVP là gồm 45% PVP + muối photphoric pha loãng đến nồng độ 1,5%);

+ Hợp chất năng lượng : Gồm ATP (adenosine trìchosphate), mỗi ống gồm ATP 20mg, coenzyme A 50 đơn vị, khi dùng lấy nước ao lọc pha loãng 1000 lần;

+ Sắc tố tế bào C : Là hoạt chất hô hấp tế bào, mỗi ống 15 ml khi dùng lấy nước ao lọc pha loãng 1000 lần.

1.5 Cấy tế bào :

Thủ thuật cấy :

- Phương pháp cấy : Dùng dụng cụ tách 2 vỏ trai cho que cố định vào, đối với trai điệp khẩu độ mở từ 0,6 - 0,8cm, trai nhăn có khẩu độ mở 1cm, dùng kim tạo thành miệng lỗ trên màn áo ngoài, dùng panh kẹp miếng tế bào đưa vào lỗ cấy trong màn áo ngoài giữa các mô liên kết. Miệng lỗ cấy không nên quá to hoặc quá nhỏ, tốt nhất đưa lọt miếng tế bào vào không bị thò ra ngoài. Sau khi cấy vào dùng panh kéo miếng tế bào về phía đáy lỗ có dạng hình cầu;

- Số lượng cấy : Mỗi con trai có thể cấy 40 - 60 miếng tế bào, chủ yếu tập trung ở phần nửa thân sau; phần màn áo ngoài phía trước có thể mỏng cho nên nếu có cấy tế bào vào chỉ nên chọn những miếng tế bào nhỏ nếu không rất dễ sinh ra các ngọc xấu.

Mỗi một bên trên màn áo ngoài cấy 3 - 4 hàng, mỗi hàng cấy 7 - 9 tế bào.

2. Kỹ thuật cấy ngọc có nhân

Những hạt ngọc có nhân thường to, mặt ngọc trơn, không có nếp nhăn, tròn trĩnh.

2.1 Nguyên lý hình thành ngọc :

Sau khi cấy nhân vào đồng thời cũng cấy 1 miếng tế bào, miếng tế bào này sẽ phát triển bao quanh nhân tạo thành túi ngọc, tế bào thượng bì của túi ngọc không ngừng tiết ngọc ra cứ thế bao phủ lên nhân thành viên ngọc.

Nhân ngọc làm bằng vỏ trai, qua chế biến gia công và dùng các loại acid, base và nước oxy già xử lý để mài mòn, trơn bóng cho nên thành phần vỏ trai để làm nhân bị thay đổi. Ðể nâng cao năng lực hấp dẫn của nhân đối với miếng tế bào cấy vào, trước khi cấy nhân phải xử lý nhân. Mục đích là bổ sung thêm những thành phần bị mất đi hoặc loại trừ những thành phần khác bám dính vào trong quá trình gia công nhân, làm như vậy giữ được thành phần vốn có của nhân tăng thêm lực hút đối với tế bào cấy vào. Các nhân được xử lý như trên có tỉ lệ kết hạt rất cao (trên 98%), phẩm chất của ngọc cũng tốt hơn.

2.2 Thủ thuật cấy nhân : Có 3 cách :

- Thủ thuật đặt trước : Cấy nhân trước, cấy tế bào sau;

- Thủ thuật đặt sau : Cấy tế bào vào đáy miệng trước sau mới cấy nhân;

- Thủ thuật cùng lúc : Ðem miếng tế bào đặt dính vào nhân rồi cấy cả nhân và tế bào vào 1 lúc.

Dù là dùng cách nào khi cấy cũng phải chú ý mấy điểm sau :

+ Miếng tế bào phải áp chặt vào nhân;

+ Miếng tế bào phải được đặt bằng phẳng trên mặt nhân, không có chỗ nào nhô lên, nếu có chỗ nhô thì sau này nó sẽ thành 1 viên ngọc không nhân bám vào ngọc có nhân làm biến dạng viên ngọc.

- Mặt tiết ngọc của miếng tế bào đặt áp vào mặt nhân;

- Miếng tế bào cắt thành hình vuông, cạnh hình vuông này bằng hoặc bé hơn 1/5 đường kính nhân;

- Miếng lỗ cấy vừa vặn nhét được nhân vào, không nên quá to hoặc quá nhỏ, độ sâu của lỗ gấp 2 đường kính nhân, đảm bảo sau khi cấy xong miệng lỗ khép kín thành chữ nhất (-).

Vị trí cấy : Viền quanh của màn áo ngoài và phần trai của màn trung tâm đều có thể cấy nhân, nhưng chỉ hạn chế nửa phần thân sau. Nếu cấy ở viền xung quanh thì dùng phương pháp cấy thẳng, nếu cấy ở màn trung tâm thì dùng phương pháp cấy ngang.

Cấy trong vùng nội tạng : Có 2 vị trí là cấy ở phía bụng của dạ dầy, bên trái của hạ hành tràng, và 1 vị trí ở phía bụng của tim bên phải của thượng hành tràng.

2.3 Những yếu tố làm rơi nhân và các biện pháp khắc phục :

2.3.1 Những yếu tố làm rơi nhân : Sau khi cấy nhân vào, có nhiều trường hợp nhân rơi ra ngoài không bám vào cơ thể được, có nhiều nguyên nhân :

- Lỗ cấy quá to hoặc nhân đặt hơi nông - đó là do kỹ thuật thao tác chưa tốt cần phải rèn luyện thêm tay nghề;

- Sự phản ứng của cơ thể : Trai bị cấy nhân vào bị kích thích do có di vật, làm cho chân của nó co giãn liên tục đẩy nhân ra ngoài, hoặc màn áo ngoài co bóp cũng đẩy nhân ra ngoài;

- Nhân bị hỏng : Do nhân không được xử lý tốt, các hoá chất trong quá trình gia công hạt còn dính bám vào nhân, nên khi cấy vào làm cho bộ phận tổ chức ở đó bị thối đẩy nhân ra ngoài;

- Hạt nhân quá to mà cơ thể trai lại bé, màn áo mỏng hoặc không cấy đúng vào mô liên kết cũng làm cho nhân bị đẩy ra ngoài.

2.3.2 Các biện pháp để giữ nhân :

- Nâng cao tay nghề, thao tác thành thạo, tạo các lỗ cấy phù hợp;

- ức chế sự hoạt động của chân bằng cách gây mê.

Thuốc gây mê được điều chế như sau :

Phenobarbital sodium C12H11O3N2Na khối lượng 7g (hoà tan 20 ml) cộng 10 ml cồn và 970 ml nước. Sau khi cấy nhân 3 ngày bắt đầu tiêm, cách 1 ngày tiêm 1 lần, đến ngày thứ 7 thì thôi, mỗi lần tiêm 0,5 - 1,5 ml. Vị trí tiêm là chân;

- Ðảo màn áo ngoài : Sau khi cấy nhân vào viền ngoài của màn áo, đảo vị trí viền ngoài xuống phía dưới làm cho lỗ cấy được bịt kín lại tránh được nhân rơi ra ngoài. Làm như vậy sau một tháng nó được khôi phục lại vị trí cũ, không ảnh hưởng gì đến chất lượng ngọc và sinh trưởng của trai.

2.4 Rửa và thu hồi nhân bị rơi : Các nhân bị đẩy rơi ra ngoài cần thu nhặt kịp thời. Nhân bị rơi ra sẽ kết hợp với các chất như CO2, SO4--, H2S ... tạo thành các phản ứng hoá học, vì vậy phải thu nhặt ngay và đem rửa bằng acid để giữ được nguyên vẹn và chất lượng nhân, sau này có thể dùng lại. Có 3 cách rửa nhân :

- Tẩy carbonatcanxi bám vào nhân : Thành phần CaCO3 ở trong nhân kết hợp với CO2 trong nước tạo thành 1 lớp phấn Ca(HCO3)2 bám ngoài mặt nhân : CaCO3 + CO2+ H2O - Ca(HCO3)2 dùng acid clonhydric loãng 5% rửa sẽ khôi phục lại chất lượng nhân 2HCl + Ca(HCO3)2 - CaCl2 + 2H20 + 2CO2;

- Tẩy acidsulfuaric bám vào nhân : Thành phần SO4-- hoặc H2S trong nước sẽ kết hợp với nhân tạo thành các CaS hoặc CaSO4 có màu đem bám vào mặt nhân, cũng cùng HCl để rửa.

CaSO4 + 2HCl - CaCl2 + H2S04

CaS + 2 HCl - CaCl2 + H2S

- Tẩy vết sắt bám vào nhân : Nhân kết hợp với các ion Fe3 trong nước tạo thành các hợp chất phức tạp giống như các vết rỉ sắt bám vào nhân oxalic acid dùng H2C2O4 rửa sạch các vết rỉ ocalicacid 20g/l + acid acetic 98% 30ml - dùng dịch để rửa sau khi rửa acid xong rửa lại bằng nước sạch.

Tìm Kiếm Nhanh

Who's Online

Hiện có 313 khách Trực tuyến
Message Us