Shop Đá May Mắn | damayman.com | damayman.vn
Đ/C: 180A Nguyễn Duy Dương, Phường 3, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh
Hotline : 0986 033 363 - 0938 519 169 ( Ms.Dung )
Mỗi người sẽ hợp với một màu sắc riêng, việc chọn màu đúng theo mạng sẽ mang tài lộc đến cho bản thân và gia đình.
Nhập năm sinh để xem mạng
|
|
Văn Thù Bồ Tát Thạch Anh Khói
Trang sức phong thủy: Mặt DC Văn Thù Bồ Tát Thạch Anh Khói
Chất liệu: Đá Thạch Anh Khói
Kích thước (dài x rộng x cao) : 3.2 x 1.0 x 5,1 (cm)
Hợp với: Mạng Mộc, Thủy
Khối lượng: 25 gam
Giá : 300.000/ mặt
Ý nghĩa: Trí tuệ và tài hùng biện của Văn Thù Bồ Tát đứng đầu trong chư Bồ tát, ngài có thể phù hộ những người sinh năm Mão học hành được thành tựu, sự nghiệp thuận lợi, hôn nhân hoà hợp, và giúp họ thoát khỏi sự quấy nhiễu của phiền não.
Phật bản mệnh cho tuổi Tý là Quan Âm Nghìn Tay
Phật bản mệnh cho tuổi Sửu, Dần là Hư Không Tạng Bồ Tát
Phật bản mệnh cho tuổi Mão là Văn thù Bồ Tát
Phật bản mệnh cho tuổi Thìn, Tỵ là Phổ Hiền Bồ Tát
Phật bản mệnh cho tuồi Ngọ là Đại Thế Chí Bồ Tát
Phật bản mệnh cho tuổi Mùi, Thân là Như Lai Đại Nhật
Phật bản mệnh cho tuổi Dậu là Bất Động kim Vương
Phật bản mệnh cho tuổi Tuất , Hợi là A Di Đà
Văn Thù Bồ Tát Thạch Anh Khói
Văn-thù-sư-lợi là tên dịch theo âm, thường được gọi tắt là Văn-thù, dịch nghĩa là Diệu Đức Diệu Cát Tường, cũng có lúc được gọi là Diệu Âm , dịch từ tên tiếng Phạn là Mañjughoṣa, là một vị Bồ Tát tượng trưng cho trí huệ, một trong những vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo. Lần đầu tiên người ta nhắc đến Văn-thù trong tác phẩm Văn-thù-sư-lợi căn bản nghi quỹ ở thế kỉ thứ 4. Tranh tượng trình bày Văn-thù với lưỡi kiếm và kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được vẽ khoảng ngang đầu. Người ta xem đó là biểu tượng trí huệ phá đêm tối của Vô minh. Về sau chúng ta thường thấy Văn-thù cưỡi trên một con sư tử.
Trong Phật giáo Tây Tạng, các vị luận sư xuất sắc như Tông-khách-ba thường được xem là hiện thân của Văn-thù (Châu-cô). Dưới tên Diệu Âm, "Người với tiếng nói êm dịu", Văn-thù Bồ Tát thường được tán tụng trước khi hành giả nghiên cứu kinh điển, nhất là kinh điển thuộc hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và học thuyết của Trung quán tông. Văn-thù là vị Bồ Tát tượng trưng cho kinh nghiệm giác ngộ, đạt được bằng phương tiện tri thức.
Văn-thù cũng xuất hiện dưới dạng một Thần thể phẫn nộ, có tên gọi là Diêm-mạn-đức-ca – "Người chiến thắng tử thần", có dạng vị thần mang đầu bò. Dạng này là Thần thể quan trọng của phái Cách-lỗ tại Tây Tạng.
Theo truyền thống Phật giáo Trung Quốc, Văn-thù được Phật Thích-ca đích thân giao phó việc truyền bá Phật pháp tại đây và Ngũ Đài sơn chính là nơi Bồ Tát thuyết pháp. Vì vậy, Ngũ Đài sơn cũng được xem là trụ xứ của Văn-thù (xem Tứ đại danh sơn). Một thuyết khác bảo rằng, Bồ Tát đã từng xuất hiện tại Trung Quốc trong thế kỉ 1, đời Hán Minh Đế. Câu niệm danh hiệu của vị bồ tát này là: "Nam mô đại trí văn thù sư lợi bồ tát".
Văn Thù Bồ Tát cũng chính là Văn Thù Quảng Pháp thiên tôn trong Phong thần diễn nghĩa.