Shop Đá May Mắn | damayman.comdamayman.vn

Đ/C: 180A Nguyễn Duy Dương, Phường 3, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh

Hotline : 0986 033 363 - 0938 519 169 ( Ms.Dung )

Mỗi người sẽ hợp với một màu sắc riêng, việc chọn màu đúng theo mạng sẽ mang tài lộc đến cho bản thân và gia đình.

Nhập năm sinh để xem mạng

 

 

 

 

 

 

 

Mái nhà: Nơi tụ khí của toàn thể căn nhà

Mái nhà chính là nơi tụ khí của toàn thể căn nhà. Bịt kín thì khí bế, trống trải thì khí tán.

Tính bế khí và tán khí trong nhà theo quan niệm phong thủy ảnh hưởng tới cuộc sống của con người trong ngôi nhà.

Phân loại ngũ hành trong phong thuỷ.

Trong căn nhà, hai cấu trúc quan trọng nhất là tường nhà và mái nhà. Theo quan niệm của phong thủy với phương pháp luận của thuyết âm dương ngũ hành, bất luận hình thức ngôi nhà có cấu trúc hình thể như thế nào thì bản chất của ngôi nhà – do cấu trúc bởi những góc vuông - vẫn thuộc Thổ hình. Do đó với những ngôi nhà có tính tương sinh giữa mái nhà và cấu trúc nhà được coi là mối quan hệ hoàn hảo về phong thủy.

Chúng ta có thể thấy điều này qua mối tương quan giữa cấu trúc bằng mái nhà nhọn – Hỏa hình – vốn là mái nhà phổ biến nhất hiện nay – Hỏa sinh Thổ. Như vậy, giữa hình thức mái nhà với cấu trúc nhà tương sinh thì tốt. Khắc thì xấu.

Theo phân loại ngũ hành: mái nhà được chia làm 5 loại chính: mái vút cao thuộc Mộc; mái bằng thuộc Thổ; mái hình tròn thuộc Kim; mái nhọn thuộc Hỏa; mái lượn sóng thuộc Thủy.

damayman.com

Mái nhà truyền thống.

Trong kiến trúc dân gian Việt Nam, mái nhà khởi nguồn bằng những vật liệu có nguồn gốc thiên nhiên. Mỗi địa phương có một loại mái – một loại vật liệu đặc thù cho mái. Ở miền Bắc có mái tranh, mái rơm – rạ, mái cọ… miền Nam sử dụng nhiều lá dừa để lợp mái. Kết cấu khung mái là tre, gỗ với những liên kết mộng, chốt, hay thậm chí buộc bằng lạt tre (ở miền Bắc), dây dừa (ở miền Nam)… Những mái nhà nguyên sơ này vẫn còn tồn tại ở nhiều vùng quê Việt Nam.

damayman.com

Mái nhà tiếp theo chính là mái ngói đất nung. Mái ngói đã trở thành một hình ảnh điển hình trong kiến trúc truyền thống Việt Nam. Mái ngói cùng hệ kết cấu khung gỗ là một sự kết hợp tuyệt vời của vật liệu với vật liệu, của kiến trúc và điêu khắc. Mái nhà dân gian có bốn mái hoặc hai mái, các công trình nhà ở quy mô nhỏ thường là hai mái. Tuỳ từng loại công trình mà mái ngói đi kèm với những chi tiết trang trí khác ở bờ nóc, bờ chảy, đầu đao, diềm mái... Nhiều hình tượng và những ước mơ, khát vọng của con người được lồng ghép vào những chi tiết trang trí trên mái hay ở hệ khung vì kèo gỗ.

Ngôi nhà truyền thống vốn đa phần quay mặt dài về hướng Nam nên phần đỉnh mái nhà kéo từ đông sang tây, mà cư dân nông nghiệp thì xem phương Đông là khởi điểm cuộc sống, nơi mặt trời mọc, thuộc mộc, nên cây xà gồ đỉnh mái trong nghi lễ thượng lương thường được bọc vải đỏ hai đầu và treo tấm bùa bát quái ở giữa như một sự trân trọng với bộ phận kết cấu đặc biệt này của ngôi nhà.

Mái nhà hiện đại.

Đối với kiến trúc hiện đại, sự sáng tạo nghệ thuật đã mang đến nhiều khối cấu trúc với các kiểu mái nhà khác nhau. Những kiểu mái nhà đạt chuẩn có khả năng tụ khí trong không gian của ngôi nhà chính là mái tam giác truyền thống, mái tròn và cuối cùng là mái bằng. Nay để tăng thêm giá trị thẩm mỹ của ngôi nhà các gia chủ lựa chọn mái nhà với các nhịp điệu gấp gãy, điều đó vừa mang lại một sắc thái riêng vừa có không gian “giải nhiệt” dưới mái vào mùa hè. Mặt khác, thiết kế mái nhà cũng là giải pháp để chống thấm trên mái bằng.

Tùy theo môi trường cảnh quan, các diện của mái thường quanh quẩn theo hình thức hai mái, nhưng đã được xử lý. Những kiểu hai, ba mái đôi theo nhiều phương đa dạng, làm nên chất thơ cho “chiếc nón” của ngôi nhà. Mái cũng không còn liên tục và dày khít như trước kia. Trên khoảng mái rộng để chừa lại một ô vuông đủ rộng để đón ánh nắng mặt trời cho sân phơi trên tầng áp mái.

Tìm Kiếm Nhanh

Who's Online

Hiện có 255 khách Trực tuyến
Message Us