Shop Đá May Mắn | damayman.comdamayman.vn

Đ/C: 180A Nguyễn Duy Dương, Phường 3, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh

Hotline : 0986 033 363 - 0938 519 169 ( Ms.Dung )

Mỗi người sẽ hợp với một màu sắc riêng, việc chọn màu đúng theo mạng sẽ mang tài lộc đến cho bản thân và gia đình.

Nhập năm sinh để xem mạng

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm máu định hình tính cách của bạn?

Bạn có máu nhóm A, B, O, hay AB? Một điều được rất nhiều người Nhật Bản tin là nhóm máu có liên hệ tới tính cách. Thế nhưng tại sao họ lại tin như vậy?

Máu là thứ kết nối toàn thể nhân loại nhưng hầu hết chúng ta ít khi nghĩ về nhóm máu của mình trừ khi phải tiếp máu. Thế nhưng tại Nhật thì nhóm máu có ảnh hưởng quan trọng tới cuộc sống, tình yêu và công việc.

Ở Nhật, nhóm máu của một người được tin là quyết định tính khí và nhân cách của người đó. “Bạn nhóm máu gì?” thường là một câu hỏi quan trọng khi làm mối.

Theo người Nhật thì người có nhóm máu A là người nhạy cảm, hoàn thiện và một người làm việc trong nhóm rất tốt nhưng hay lo lắng. Người có nhóm máu O có tính tò mò, rộng lượng nhưng bướng bỉnh. Người nhóm máu AB là có tính nghệ thuật, bí ẩn, khó lường trước. Còn người nhóm máu B là người lập dị, có tính cá nhân và ích kỷ.

Khoảng 40% dân số Nhật thuộc nhóm máu A, 30% nhóm O trong khi chỉ có 20% thuộc nhóm B, còn nhóm AB chiếm 10% còn lại.

Bốn cuốn sách miêu tả tính cách của người thuộc bốn nhóm máu khác nhau rất được ưa chuộng tại Nhật và đã bán được hơn 5 triệu bản.

Các chương trình truyền hình buổi sáng, báo chí thường có các lá số dự đoán dựa theo nhóm máu và bàn về sự phù hợp trong các mối quan hệ. Nhiều công ty làm mối cũng dựa trên nhóm máu.

Cả một ngành công nghiệp với những sản phẩm như nước ngọt, kẹo cao su, muối tắm bồn và thậm chí bao cao su, được sản xuất phục vụ cho các nhóm máu khác nhau, cũng mọc lên như nấm.

Không có cơ sở khoa học

Tuy nhiên nhóm máu chỉ đơn giản là quyết định protein trong máu. Mặc dù các khoa học gia thường cố gắng phá bỏ những điều vẫn được tin như vậy nhưng chúng vẫn rất thịnh hành tại Nhật Bản. Một lý do được dùng để giải thích là trong một xã hội tương đối đồng đều và đồng nhất, nó cung cấp một khuôn khổ đơn giản để chia xã hội ra thành những nhóm dễ nhận biết.

“Giống nhau được xem là tốt trong xã hội Nhật,” phiên dịch viên Chie Kobayashi nói. “Nhưng chúng tôi thích tìm thấy những khác biệt nhỏ giúp phân biệt mọi người. Một mặt khác nó cũng có thể dẫn tới những điều không hay nói vẫn được gắn liền với nhóm máu B và AB thiểu số.”

Chỉ mãi tới năm 1901, người ta mới phát hiện có nhóm máu ABO nhờ khoa học gia người Áo, ông Karl Landsteiner. Nghiên cứu đoạt giải thưởng Nobel của ông đã giúp xác định sự khác biệt giữa các nhóm máu, đặt nền móng cho việc truyền máu được an toàn.

Nó cũng được chính phủ quân nhân Nhật Bản dùng vào những năm 1930 để đào tạo binh lính tốt hơn và trong thời gian Đệ nhị thế chiến, Quân đội Nhật hoàng được cho là đã thành lập các đơn vị chiến đấu theo nhóm máu.

Nhiên cứu nhóm máu tại Nhật Bản đã thu hút sự chú ý của công chúng khi một cuốn sách được xuất bản vào những năm 1970s của tác giả Masahiko Nomi, một người không làm việc trong ngành y.

Bộ trưởng Ryu Matsumoto của Nhật

Bộ trưởng Xây dựng Ryu Matsumoto từ chức và đổ lỗi cho sai sót của mình vì nhóm máu của ông.

Mới đây, con trai ông là Toshitaka lại tiếp tục quảng bá cho việc nghiên cứu nhóm máu qua một loạt sách rất được ưa chuộng. Ông cho biết mục đích của ông không phải là để đánh giá một người mà chỉ đơn giản là tận dụng tài năng của một người nào đó và cải thiện mối quan hệ giữa con người.

Hai cha con ông Nomi đã xuất bản hàng chục cuốn sách về đề tài này.

Các sử dụng bất thường

Niềm tin về nhóm máu cũng được sử dụng theo những cách thức bất thường.

Đội bóng chày nữ của Nhật đã đoạt huy chương vàng tại Thế vận hội Bắc Kinh và người ta nói rằng họ đã sứ dụng lý thuyết về nhóm máu để tập luyện cho các cầu thủ.

Một số trường mẫu giáo thậm chí còn áp dụng các biện pháp giảng dạy dựa theo nhóm máu, và một số công ty lớn nghe nói đã đưa ra quyết định về phân công công việc dựa vào nhóm máu của nhân viên.

Năm 1990, tờ Asahi Nhật báo đưa tin Hãng Điện tử Mitsubishi đã tuyên bố thành lập một nhóm gồm toàn những nhân viên có nhóm máu AB vì “khả năng lập kế hoạch của những người này”.

Niềm tin này cũng ảnh hưởng tới cả chính trị. Một cựu Thủ tướng xem nhóm máu là quan trọng tới mức ông đã công bố có nhóm máu A trong phần hồ sơ chính thức của mình trong khi đối thủ của ông mang nhóm máu B.

Hồi năm ngoái một Bộ trưởng, ông Ryu Matsumoto, đã buộc phải từ chức sau khi nhậm chức một tuần khi có một cuộc cãi cọ nóng nảy với một viên chức địa phương trên truyền hình. Trong tuyên bố từ chức của mình ông đổ lỗi cho việc ông có nhóm máu B.

Nhưng không phải tất cả mọi người đều coi niềm tin vào nhóm máu là chuyện vô thưởng vô phạt.

Giáo sư Terumitsu Maekawa, Đại học châu Á Tokyo

Giáo sư Terumitsu Maekawa, Đại học châu Á Tokyo, là tác giả của một số sách về nhóm máu.

Nó đôi khi dẫn tới chuyện phân biệt đối xử và thành kiến và điều này khác phổ biến tới mức người Nhật có từ để gọi hiện tượng này: “bura-hara” – có nghĩa là sách nhiễu trên cơ sở nhóm máu. Có tin về việc phân biệt đối xử với người có nhóm máu B và AB dẫn tới trẻ em bị bắt nạt, quan hệ lứa đôi hạnh phúc tan vỡ và mất cơ hội công ăn việc làm.

Bất chấp những cảnh báo, nhiều công ty tiếp tục hỏi nhóm máu của người xin việc tại các cuộc phỏng vấn tuyển dụng nhân viên, ông Terumitsu Maekawa, Giáo sư chuyên về so sánh tôn giáo tại Đại học châu Á Tokyo và cũng là tác giả của vài cuốn sách về nhóm máu. Ông là người đã chỉ trích những điều vẫn được nhiều người tin tại Nhật về nhóm máu.

“Chúng ta có thể chỉ ra một vài xu hướng chung của một nhóm, nhưng không thể nói rằng người này là tốt hay xấu vì nhóm máu của họ,” ông nói.

Trong cuốn sách của mình ông tìm hiểu lý thuyết rằng các nhóm máu chiếm ưu thế có thể quyết định niềm tin tôn giáo và những chuẩn mực xã hội.

Ở xã hội phương Tây, nhóm máu O và A chiếm gần như 85% nhưng tại Ấn Độ và châu Á, nhóm máu B chiếm đa số. Giáo sư Maekawa cho biết Nhật là trường hợp khá bất thường vì có nhiều nhóm máu khác nhau hơn so với các nước khác tại châu Á.

Chính bản thân Giáo sư Maekawa là người có nhóm máu B mà nhóm máu này tại Nhật vẫn bị cho là có tính cá nhân và ích kỷ.

“Nó thật chẳng hay. Nhưng điều đó không làm tôi bận tâm vì nó chẳng có cơ sở khoa học,” ông nói.

Dường như tại Nhật bất kể cố gắng tới mức nào các nhà khoa học vẫn không thể xóa bỏ điều vẫn được rất nhiều người tin tưởng đó là nhóm máu nói lên tất cả.

Tìm Kiếm Nhanh

Who's Online

Hiện có 1076 khách Trực tuyến
Message Us