Shop Đá May Mắn | damayman.com | damayman.vn
Đ/C: 180A Nguyễn Duy Dương, Phường 3, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh
Hotline : 0986 033 363 - 0938 519 169 ( Ms.Dung )
Mỗi người sẽ hợp với một màu sắc riêng, việc chọn màu đúng theo mạng sẽ mang tài lộc đến cho bản thân và gia đình.
Nhập năm sinh để xem mạng
|
|
Tào Tháo đem đại binh 83 vạn quân xuống đóng dọc theo sông Trường giang, tập luyện binh sĩ thủy chiến, chuẩn bị đánh Đông Ngô. Khổng Minh, Quân sư của Lưu Bị, sang Đông Ngô bày kế giúp Chu Du, Đại Đô Đốc của Ngô Tôn Quyền, lập trận Xích Bích, dùng hỏa công đánh tan 83 vạn quân Tào. Tào Tháo thảm bại, dắt tàn quân chạy qua Hoa Dung Đạo để về Hứa Đô. Khổng Minh toán quẻ biết trước việc đó, nên sai Quan Công đem binh đón bắt Tào Tháo.
Khổng Minh nói với Lưu Bị :
- Sở dĩ tôi sai Vân Trường đón bắt Tào Tháo nơi Hoa Dung Đạo là để Vân Trường trả nghĩa Tào Tháo, vì tôi xem Thiên văn biết mạng Tào Tháo lớn lắm, chưa chết được. Đúng như lời của Khổng Minh, Tào Tháo đại bại ở trận Xích Bích, kéo tàn quân chạy qua Hoa Dung Đạo để về Hứa Đô. Giữa đường bị Vân Trường chận đường, Tào Tháo chết đứng, hối các tướng xuống ngựa năn nỉ :
- Tôi đã bị bại binh, thế nguy đến đây cùng đường. Xin Quan Hầu nghĩ tình tôi ngày trước mà tha cho.
Quan Vân Trường đáp :
- Ngày trước, tôi tuy mang ơn Thừa Tướng rất hậu, song công tôi chém Nhan Lương và Văn Xủ cũng đủ trả rồi. Hôm nay Thừa Tướng lại lấy việc tư mà bỏ việc công sao ?
Tào Tháo năn nỉ tiếp :
- Thế lúc Quan Hầu qua 5 ải, chém chết 6 tướng, Quan Hầu còn nhớ không ? Hễ là đại trượng phu thì phải lấy ơn làm trọng. Quan Hầu đã từng đọc Kinh Xuân Thu há chẳng nhớ việc Du Công Chi Tư đuổi theo Tử Trạc Nhu Tử đó sao ? Hôm nay, với mấy tên tàn quân ở bước đường cùng, đã xuống ngựa để cầu an mà Quan Hầu không niệm tình thì đâu phải là đại trượng phu.
Vân Trường nhìn thấy Tào Tháo xác xơ, quân sĩ tả tơi như muốn khóc, bắt động lòng, không nỡ ra tay, liền quay ngựa bảo quân tránh ra mở đường sanh lộ cho Tào Tháo. Tào Tháo hối quân sĩ chạy thoát qua chỗ ấy. Vân Trường ngó theo, hét lên một tiếng, bao nhiêu quân Tào đều khóc lạy dưới ngựa. Vân Trường thấy vậy càng thêm bất nhẫn. Lại thấy Trương Liêu giục ngựa chạy đến, tình cố cựu động tâm, Vân Trường than dài rồi tha cho cả bọn đi hết.
Sau đó, Vân Trường được lịnh đi đánh Trường Sa. Thái Thú Trường Sa là Hàn Huyền bất tài nhưng có Lão tướng Hoàng Trung tài giỏi phò tá. Hoàng Trung ra đánh với Quan Võ cả trăm hiệp mà sức cũng cầm đồng, bỗng con ngựa của Hoàng Trung bị quỵ 2 chân trước làm cho Hoàng Trung té ngã xuống dất. Quan Võ dừng đao hét : " Ta tha chết cho ngươi, mau trở về thay ngựa khác ra đây đánh với ta."
Nhờ nghĩa khí đó mà Hoàng Trung tâm phục Quan Võ. Ngụy Diên nổi lên chém chết Hàn Huyền rồi cả hai mở thành rước Quan Võ vào chiêu an bá tánh. Thế là bên cánh Lưu Bị có thêm được 2 đại tướng nữa là Hoàng Trung và Ngụy Diên.
Lưu Bị và Khổng Minh đem đại binh đi đánh Tây Thục, giao Kinh Châu cho Quan Võ gìn giữ. Phía Đông Ngô, Lỗ Túc bàn kế với Tôn Quyền : " Nay tôi ra đóng binh ở Lục Khẩu, sai người qua mời Quan Võ phó hội. Nếu hắn chịu đến, tôi sẽ dùng lời lẽ phải chẳng mà bảo hắn trả đất Kinh Châu cho ta, nếu hắn không nghe thì tôi hô quân đao phủ ùa ra giết hắn."
Tôn Quyền bằng lòng kế ấy, liền cho sứ giả qua Kinh Châu mời Quan Võ qua Đông Ngô phó hội. Quan Võ nhận lời. Quan Bình can nghĩa phụ :
- Sao nghĩa phụ xem thường tấm thân muôn trượng, dấn thân vào hang hùm ổ sói, nếu rủi ro có bề nào có phải phụ lòng bá phụ không ?
Quan Võ nói :
- Ta đã từng xông pha nơi rừng tên mũi giáo, một đao một ngựa tung hoành, có sá gì lũ chuột Giang Đông. Đời Chiến Quốc có Lạn Tương Như nước Triệu, tay trói gà không chặt, mà giữa Hội Dân Trì, còn coi vua nước Tần như cỏ rác, huống chi ta là người có sức địch nổi muôn người. Một lời đã hứa không thể thất tín.
Bên Đông Ngô, Lỗ Túc bàn với Lữ Mông : Lữ Mông và Cam Ninh lãnh vài ngàn quân chia nhau phục nơi bờ sông, nếu thấy Quan Võ đem binh đội theo thì đổ ra chận đánh. Còn Quan Võ không đem quân theo thì cho phục sẵn 50 quân đao phủ sau đình, hễ nghe hiệu lịnh thì nhảy ra giữa tiệc giết chết Quan Võ.
Đến giờ ước hẹn, Lỗ Túc thấy Vân Trường ngồi trên chiếc thuyền nhỏ, có Châu Thương cầm đao đứng hầu, có khoảng 10 tay đại hán đất Quảng Tây đeo mã tấu đứng hầu 2 bên, trên thuyền có một lá cờ đỏ đề chữ Quan rất lớn. Vân Trường mặc áo bào lục, đầu đội khăn xanh, ngồi oai vệ giữa thuyền. Lỗ Túc ra bến đón Vân Trường vào dự tiệc nơi Thủy Đình. Vân Trường nét mặt như hoa, nói cười sang sảng, không chút sợ sệt. Sau một hồi dự tiệc, Lỗ Túc đem chuyện đòi đất Kinh Châu nói với Vân Trường. Vân Trường đáp :
- Việc đó của anh tôi, tôi không tự ý quyết định được.
Châu Thương đứng hầu phía sau xen vào nói lớn :
- Đất đai của thiên hạ, ai có tài đức thì chiếm cứ, đâu phải của riêng Đông Ngô mà các ông đòi. Vân Trường sa sầm nét mặt, đứng phắt dậy, bước tới giật lấy cây đao trong tay Châu Thương nạt : - Đó là việc quốc gia đại sự, sao mày dám xen vào. Hãy cút đi mau lên.
Châu Thương hiểu ý, lập tức lui ra bờ sông, phất cờ đỏ ra hiệu. Quan Bình thấy cờ hiệu, vội lướt thuyền như bay qua sông, đến bờ bên Đông Ngô để tiếp ứng. Bấy giờ Vân Trường đang ở trong Đình, tay mặt cầm đao, tay trái nắm chặt Lỗ Túc, giả bộ say lè nhè nói :
- Hôm nay Ngài mời tôi sang đây dự tiệc, xin đừng nhắc chuyện Kinh Châu làm mất vui. Tôi say rồi, nếu xảy ra điều gì sẽ tổn thương đến tình cố cựu. Để hôm nào tôi rảnh, tôi sẽ cho người sang mời Ngài qua Kinh Châu họp mặt.
Lỗ Túc bị Vân Trường nắm chặt cánh tay, hồn phi phách tán, không còn biết xoay sở thế nào được. Vân Trường giả say, nắm chặt Lỗ Túc từ từ đi xuống bờ sông. Lữ Mông cùng với Cam Ninh phục sẵn nơi bờ sông, nhưng chẳng dám động thủ vì Vân Trường đang kềm chế Lỗ Túc. Vân Trường bước lên thuyền, buông tay Lỗ Túc ra, rồi nói lời từ biệt. Lỗ Túc lúc nầy như người mất vía, đứng trân nhìn đoàn thuyền của Vân Trường rẽ sóng lướt nhanh trở về Kinh Châu.
Từ khi Lưu Bị sai Vân Trường trấn thủ Kinh Châu, Lưu Bị có cưới vợ cho Vân Trường, sanh được một trai đặt tên là Quan Hưng, và một gái đặt tên là Quan Ngân Bình. Gia Cát Cẩn bàn kế với Tôn Quyền là đi cầu hôn con gái của Vân Trường cho Thế tử của Đông Ngô. Vân Trường nặng lời từ chối và đuổi Gia cát Cẩn trở về.
Vân Trường được lịnh đi đánh Phàn Thành, chém chết Bàng Đức, bắt sống Vu Cấm, oai danh lừng lẫy. Trong khi đánh phá Phàn Thành, Vân Trường bị Tào Nhơn bắn một mũi tên có tẩm thuốc độc, trúng vào cánh tay mặt. Quan Bình điều binh rút về trại để chữa trị vết thương cho Vân Trường. Thần y Hoa Đà nghe tin liền tìm đến nơi để điều trị vết thương. Vân Trường cởi áo bào ra, đưa cánh tay bị tên cho Hoa Đà xem vết thương. Hoa Đà xem kỹ rồi nói :
- Ấy là tên ná, có tẩm thuốc độc, chất độc đã thấm tới xương, nếu không trị sớm thì cánh tay nầy sẽ trở nên vô dụng. Bây giờ phải lựa một chỗ vắng vẻ, trồng một cây trụ cho thật chắc, đóng vào đó một cái khoen. Tôi phải cột tay tướng quân vào đó, bịt mắt tướng quân lại, rồi tôi mổ vết thương ra, lóc thịt đã thấm chất độc bỏ đi, cạo bỏ chất độc đã thấm vô xương, rồi rịt thuốc may lại, để tướng quân trông thấy chắc không chịu nổi.
Vân Trường cười nói :
- Như vậy có chi mà không chịu nổi.
Liền bày tiệc rượu thết đãi. Vân Trường uống mấy chén, rồi bày cờ ra đánh với Mã Lương, tay trái đánh cờ, tay mặt đưa ra cho Hoa Đà mổ. Hoa Đà cầm dao mổ lên nói :
- Nào, tôi xin bắt đầu, Ngài chớ giựt mình.
- Ta không phải là kẻ phàm phu nhút nhát đâu.
Mọi người thấy Hoa Đà làm mà rùn mình, nhưng Vân Trường vẫn thản nhiên ngồi đánh cờ. Hoa Đà làm xong, rịt thuốc may lại, nói :
- Tôi chưa bao giờ thấy một người khí phách như thế nầy, tiếng đồn thật chẳng sai.
Quan Vân Trường đứng dậy nói :
- Cánh tay nầy bây giờ hết đau nhức rồi, co dãn được như thường. Tiên sinh là Thần y đó.
Quan Công sai đem 100 lượng vàng thưởng công cho Hoa Đà, nhưng Hoa Đà từ chối, nói :
- Tôi nghe Vân Trường là người trung nghĩa, nên đến trị bịnh, chớ đâu phải để lấy tiền. Xin Ngài chớ nhọc lòng. Nói xong từ giã Vân Trường ra về.
Một hôm, Vân Trường vào trướng phủ ngủ trưa, bỗng chiêm bao thấy một con heo lớn đen thui chạy đến cắn nơi chân mình. Vân Trường thét lên định rút gươm ra chém, liền giựt mình tỉnh dậy. Vân Trường trong lòng nghi ngại không yên, nói với Quan Bình :
- Ta nay đã gần 60 tuổi rồi, làm tướng xông pha trong ba quân đã lâu, giá như nay chết đi cũng không ân hận gì nữa.
Sau đó, Quan Vân Trường lầm mưu của Lữ Mông và Lục Tổn để mất Kinh Châu, lại bị quân Tào phía Bắc đánh xuống, lưỡng đầu thọ địch, nên thua trận chạy về Mạch Thành chống giữ. Quan Công lại sai Liêu Hóa vượt vòng vây chạy đến Thương Dung kêu Lưu Phong (con nuôi của Lưu Bị) và Mạnh Đạt đem binh tới giúp, nhưng Lưu Phong và Mạnh Đạt sợ chết nên từ chối. Liêu Hóa thấy không xong, liền nhắm Thành đô chạy riết để cầu cứu với Hán Trung Vương Lưu Bị.
Tôn Quyền cho Gia Cát Cẩn qua dụ hàng Quan Công, nhưng lòng Quan Công như sắt đá, không thể dụ được. Lữ Mông dâng kế :
" Quan Công cố thủ Mạch Thành, không chịu hàng đầu, chẳng bao lâu lương thực hết thì phải bỏ thành tìm đường trốn về Tây Thục. Phía Bắc Mạch Thành có một con đường nhỏ rất hiểm trở, nếu Vân Trường bỏ thành ắt phải theo con đường đó mà đi. Phải sai Chu Nhiên đem quân đến phía Bắc Mạch Thành mai phục, gặp Vân Trường kéo quân đi ra thì chớ đánh vội, cứ phía sau rượt nà, để hắn chạy qua ngã Lâm Thư. Lại sai Phan Chương dẫn 500 binh hùng phục nơi đường Lâm Thư, chỗ núi non chật hẹp, dùng dây giăng ngang đường và câu móc mà giựt thì các ngựa chiến phải té quị, binh túa ra bắt sống Quan Công.
Quan Công trông mãi không thấy binh cứu viện, kiểm điểm binh mã chỉ còn được 300, lương thực hết sạch, 3 mặt thành Đông, Tây, Nam, đều bị quân Đông Ngô công phá rất ngặt, chỉ còn mặt Bắc là ít hơn. Quan Công truyền Châu Thương và Vương Phủ ở lại thủ thành, còn Quan Bình với Triệu Lụy và vài chục quân đi theo Quan Công vượt trùng vây để đi Tây Thục theo cửa Bắc Mạch Thành tiến ra. Đi được vài dặm thì gặp phục binh, Triệu Lụy tử trận. Quan Công đi trúng vào mưu kế của Lữ Mông, ngựa Xích thố bị vấp chân ngã nhào, Quan Công té xuống đất, bộ tướng của Phan Chương là Mã Trung bắt sống được Quan Công cùng với Quan Bình và toàn bộ mấy chục tên quân đi theo.
Phan Chương giải Quan Công và Quan Bình đến Tôn Quyền. Tôn Quyền chiêu dụ nhiều lần nhưng Quan Công nhứt định không chịu đầu hàng. Tôn Quyền ra lịnh đem cha con Quan Công ra pháp trường xử trảm. Quan Công thọ 58 tuổi. Quân Đông Ngô đem thủ cấp của Quan Công và Quan Bình đến Mạch Thành để gọi Châu Thương và Vương Phủ đầu hàng. Châu Thương thấy chủ tướng đã chết, nên khóc lóc rồi tự vận chết theo, Vương Phủ thì nhào đầu xuống chơn thành tự tử.
Còn con ngựa Xích thố của Quan Công được Tôn Quyền thưởng công cho Mã Trung, nhưng ngựa bỏ ăn và vài ngày sau thì chết, linh hồn bay theo chủ. Tôn Quyền mở tiệc khao thưởng các tướng và quân sĩ. Tôn Quyền nói :
- Nay nhờ mưu của Lữ Mông mới bắt được Quan Công và giết đi, lấy được đất Kinh Châu, công ấy rất lớn. Nói rồi rót một chén rượu bưng đến thưởng Lữ Mông. Lữ Mông tiếp lấy chén rượu toan uống , bỗng dưng ném chén rượu xuống đất, nhảy lại thộp ngực Tôn Quyền, mắng lớn :
- Thằng mặt xanh râu đỏ và bọn chuột kia có biết ta là ai không ?
Chư tướng thất kinh, vừa muốn bước lại gỡ Tôn Quyền và xô Lữ Mông ra thì Lữ Mông đã xô Tôn Quyền té nhào xuống đất, rồi nhảy vọt lên ghế của Tôn Quyền ngồi, trợn đôi mắt tròn vo, hét lớn :
- Hán Thọ Đình Hầu Quan Vân Trường là ta đây.
Tôn Quyền và các tướng hoảng sợ, quì lạy lia lịa. Bỗng Lữ Mông té nhào xuống đất, hộc máu chết tươi.
Tôn Quyền và các tướng Đông Ngô phải một phen hoảng vía trước sự hiển linh báo thù của Quan Công. Mưu thần của Tôn Quyền nói :
- Quan Công chết rồi, thế nào Lưu Bị và Khổng Minh cũng kéo đại binh đến đánh Đông Ngô để báo thù. Bây giờ ta phải đem thủ cấp của Vân Trường gởi qua cho Tào Tháo, để cho Lưu Bị nghĩ rằng Tào Tháo chủ mưu trong vụ nầy. Như vậy, Lưu Bị sẽ căm giận Tào Tháo, giải được mối nguy cho Đông Ngô. Tôn Quyền nghe theo, đóng một cái thùng đựng thủ cấp của Quan Công, rồi sai sứ đem dâng cho Tào Tháo. Tư Mã Ý nói với Tào Tháo :
- Quan Công cùng Lưu Bị và Trương Phi kết nghĩa anh em với nhau. Nay Quan Công đã chết, thế nào Lưu Bị và Trương Phi cũng đem binh báo thù. Đông Ngô lo sợ cái họa ấy nên đem đầu của Quan Công đến đây gieo họa cho ta.
Tao Tháo hỏi :
- Như thế ta phải làm sao ?
- Đại Vương nên hết lòng tử tế, sai quân tạc một hình gỗ trầm hương, đem đầu Quan Công chắp vào, rồi tẫn liệm, làm lễ an táng theo hàng vương hầu. Lưu Bị hay được ắt cho Đại Vương là người ơn, còn Đông Ngô chính là kẻ thù.
Tào Tháo mừng rỡ làm y theo kế ấy, lại nhìn thủ cấp của Quan Công nói đùa một câu :
- Quan Hầu mạnh giỏi đấy chứ ?
Bỗng cái đầu của Quan Công trợn mắt tròn vo, tóc râu dựng ngược. Tào Tháo thất kinh té nhào xuống đất. Chư tướng đỡ lên. Sứ giả Đông Ngô lại đem chuyện Lữ Mông bị Quan Công bắt hộc máu chết kể lại cho Tào Tháo nghe nữa. Tào Tháo khiếp vía, làm y theo lời Tư Mã Ý, dùng Vương lễ an táng Quan Công. Tào Tháo bổn thân quì tế, đặt quan giữ mộ và cúng tế 4 mùa.
Về phần linh hồn của Quan Công, uất khí chưa tan, linh hồn bay lơ lửng về phía núi Ngọc Tuyền, trên núi có một ngôi chùa mà Đại Sư Phổ Tịnh đang tu tại đó. Đêm ấy trăng sáng, vừa mãn canh ba, bỗng nghe trên không có tiếng kêu lớn : " Trả đầu cho ta". Phổ Tịnh ngước mặt nhìn lên mây, thấy một người cỡi ngựa Xích thố, cầm cây Thanh long đao, bên tả có một tướng mặt trắng khôi ngô, bên hữu có một tướng mặt đen râu quai nón, theo hầu.
Phổ Tịnh lấy đuôi chủ gõ vào cửa nói :
- Vân Trường ở đâu ?
Hồn Vân Trường lập tức xuống ngựa, sa xuống trước chùa, hỏi :
- Sư Cụ là ai ? Xin cho biết pháp hiệu.
Phổ Tịnh đáp :
- Lão Tăng là Phổ Tịnh, khi trước nơi chùa Trấn Quốc, Quan Hầu quên rồi sao?
- Trước kia tôi nhờ ơn Ngài cứu cho, nay tôi đã thác, xin Ngài chỉ đường mê muội cho tôi.
- Nay Quan Hầu bị Lữ Mông làm hại, kêu lên : " Trả đầu cho ta ", thế còn Nhan Lương, Văn Xủ, 6 tướng qua 5 ải, và biết bao nhiêu cái đầu khác nữa, họ đòi vào đâu ?
Quan Công nghe Đại Sư Phổ Tịnh nói câu ấy thì chợt tỉnh ngộ, liền biến mất. Phổ Tịnh biết Quan Công hiển Thánh.
Tào Tháo đem đại binh 83 vạn quân xuống đóng dọc theo sông Trường giang, tập luyện binh sĩ thủy chiến, chuẩn bị đánh Đông Ngô. Khổng Minh, Quân sư của Lưu Bị, sang Đông Ngô bày kế giúp Chu Du, Đại Đô Đốc của Ngô Tôn Quyền, lập trận Xích Bích, dùng hỏa công đánh tan 83 vạn quân Tào. Tào Tháo thảm bại, dắt tàn quân chạy qua Hoa Dung Đạo để về Hứa Đô. Khổng Minh toán quẻ biết trước việc đó, nên sai Quan Công đem binh đón bắt Tào Tháo.
Khổng Minh nói với Lưu Bị :
- Sở dĩ tôi sai Vân Trường đón bắt Tào Tháo nơi Hoa Dung Đạo là để Vân Trường trả nghĩa Tào Tháo, vì tôi xem Thiên văn biết mạng Tào Tháo lớn lắm, chưa chết được. Đúng như lời của Khổng Minh, Tào Tháo đại bại ở trận Xích Bích, kéo tàn quân chạy qua Hoa Dung Đạo để về Hứa Đô. Giữa đường bị Vân Trường chận đường, Tào Tháo chết đứng, hối các tướng xuống ngựa năn nỉ :
- Tôi đã bị bại binh, thế nguy đến đây cùng đường. Xin Quan Hầu nghĩ tình tôi ngày trước mà tha cho.
Quan Vân Trường đáp :
- Ngày trước, tôi tuy mang ơn Thừa Tướng rất hậu, song công tôi chém Nhan Lương và Văn Xủ cũng đủ trả rồi. Hôm nay Thừa Tướng lại lấy việc tư mà bỏ việc công sao ?
Tào Tháo năn nỉ tiếp :
- Thế lúc Quan Hầu qua 5 ải, chém chết 6 tướng, Quan Hầu còn nhớ không ? Hễ là đại trượng phu thì phải lấy ơn làm trọng. Quan Hầu đã từng đọc Kinh Xuân Thu há chẳng nhớ việc Du Công Chi Tư đuổi theo Tử Trạc Nhu Tử đó sao ? Hôm nay, với mấy tên tàn quân ở bước đường cùng, đã xuống ngựa để cầu an mà Quan Hầu không niệm tình thì đâu phải là đại trượng phu.
Vân Trường nhìn thấy Tào Tháo xác xơ, quân sĩ tả tơi như muốn khóc, bắt động lòng, không nỡ ra tay, liền quay ngựa bảo quân tránh ra mở đường sanh lộ cho Tào Tháo. Tào Tháo hối quân sĩ chạy thoát qua chỗ ấy. Vân Trường ngó theo, hét lên một tiếng, bao nhiêu quân Tào đều khóc lạy dưới ngựa. Vân Trường thấy vậy càng thêm bất nhẫn. Lại thấy Trương Liêu giục ngựa chạy đến, tình cố cựu động tâm, Vân Trường than dài rồi tha cho cả bọn đi hết.
Sau đó, Vân Trường được lịnh đi đánh Trường Sa. Thái Thú Trường Sa là Hàn Huyền bất tài nhưng có Lão tướng Hoàng Trung tài giỏi phò tá. Hoàng Trung ra đánh với Quan Võ cả trăm hiệp mà sức cũng cầm đồng, bỗng con ngựa của Hoàng Trung bị quỵ 2 chân trước làm cho Hoàng Trung té ngã xuống dất. Quan Võ dừng đao hét : " Ta tha chết cho ngươi, mau trở về thay ngựa khác ra đây đánh với ta."
Nhờ nghĩa khí đó mà Hoàng Trung tâm phục Quan Võ. Ngụy Diên nổi lên chém chết Hàn Huyền rồi cả hai mở thành rước Quan Võ vào chiêu an bá tánh. Thế là bên cánh Lưu Bị có thêm được 2 đại tướng nữa là Hoàng Trung và Ngụy Diên.
Lưu Bị và Khổng Minh đem đại binh đi đánh Tây Thục, giao Kinh Châu cho Quan Võ gìn giữ. Phía Đông Ngô, Lỗ Túc bàn kế với Tôn Quyền : " Nay tôi ra đóng binh ở Lục Khẩu, sai người qua mời Quan Võ phó hội. Nếu hắn chịu đến, tôi sẽ dùng lời lẽ phải chẳng mà bảo hắn trả đất Kinh Châu cho ta, nếu hắn không nghe thì tôi hô quân đao phủ ùa ra giết hắn."
Tôn Quyền bằng lòng kế ấy, liền cho sứ giả qua Kinh Châu mời Quan Võ qua Đông Ngô phó hội. Quan Võ nhận lời. Quan Bình can nghĩa phụ :
- Sao nghĩa phụ xem thường tấm thân muôn trượng, dấn thân vào hang hùm ổ sói, nếu rủi ro có bề nào có phải phụ lòng bá phụ không ?
Quan Võ nói :
- Ta đã từng xông pha nơi rừng tên mũi giáo, một đao một ngựa tung hoành, có sá gì lũ chuột Giang Đông. Đời Chiến Quốc có Lạn Tương Như nước Triệu, tay trói gà không chặt, mà giữa Hội Dân Trì, còn coi vua nước Tần như cỏ rác, huống chi ta là người có sức địch nổi muôn người. Một lời đã hứa không thể thất tín.
Bên Đông Ngô, Lỗ Túc bàn với Lữ Mông : Lữ Mông và Cam Ninh lãnh vài ngàn quân chia nhau phục nơi bờ sông, nếu thấy Quan Võ đem binh đội theo thì đổ ra chận đánh. Còn Quan Võ không đem quân theo thì cho phục sẵn 50 quân đao phủ sau đình, hễ nghe hiệu lịnh thì nhảy ra giữa tiệc giết chết Quan Võ.
Đến giờ ước hẹn, Lỗ Túc thấy Vân Trường ngồi trên chiếc thuyền nhỏ, có Châu Thương cầm đao đứng hầu, có khoảng 10 tay đại hán đất Quảng Tây đeo mã tấu đứng hầu 2 bên, trên thuyền có một lá cờ đỏ đề chữ Quan rất lớn. Vân Trường mặc áo bào lục, đầu đội khăn xanh, ngồi oai vệ giữa thuyền. Lỗ Túc ra bến đón Vân Trường vào dự tiệc nơi Thủy Đình. Vân Trường nét mặt như hoa, nói cười sang sảng, không chút sợ sệt. Sau một hồi dự tiệc, Lỗ Túc đem chuyện đòi đất Kinh Châu nói với Vân Trường. Vân Trường đáp :
- Việc đó của anh tôi, tôi không tự ý quyết định được.
Châu Thương đứng hầu phía sau xen vào nói lớn :
- Đất đai của thiên hạ, ai có tài đức thì chiếm cứ, đâu phải của riêng Đông Ngô mà các ông đòi. Vân Trường sa sầm nét mặt, đứng phắt dậy, bước tới giật lấy cây đao trong tay Châu Thương nạt : - Đó là việc quốc gia đại sự, sao mày dám xen vào. Hãy cút đi mau lên.
Châu Thương hiểu ý, lập tức lui ra bờ sông, phất cờ đỏ ra hiệu. Quan Bình thấy cờ hiệu, vội lướt thuyền như bay qua sông, đến bờ bên Đông Ngô để tiếp ứng. Bấy giờ Vân Trường đang ở trong Đình, tay mặt cầm đao, tay trái nắm chặt Lỗ Túc, giả bộ say lè nhè nói :
- Hôm nay Ngài mời tôi sang đây dự tiệc, xin đừng nhắc chuyện Kinh Châu làm mất vui. Tôi say rồi, nếu xảy ra điều gì sẽ tổn thương đến tình cố cựu. Để hôm nào tôi rảnh, tôi sẽ cho người sang mời Ngài qua Kinh Châu họp mặt.
Lỗ Túc bị Vân Trường nắm chặt cánh tay, hồn phi phách tán, không còn biết xoay sở thế nào được. Vân Trường giả say, nắm chặt Lỗ Túc từ từ đi xuống bờ sông. Lữ Mông cùng với Cam Ninh phục sẵn nơi bờ sông, nhưng chẳng dám động thủ vì Vân Trường đang kềm chế Lỗ Túc. Vân Trường bước lên thuyền, buông tay Lỗ Túc ra, rồi nói lời từ biệt. Lỗ Túc lúc nầy như người mất vía, đứng trân nhìn đoàn thuyền của Vân Trường rẽ sóng lướt nhanh trở về Kinh Châu.
Từ khi Lưu Bị sai Vân Trường trấn thủ Kinh Châu, Lưu Bị có cưới vợ cho Vân Trường, sanh được một trai đặt tên là Quan Hưng, và một gái đặt tên là Quan Ngân Bình. Gia Cát Cẩn bàn kế với Tôn Quyền là đi cầu hôn con gái của Vân Trường cho Thế tử của Đông Ngô. Vân Trường nặng lời từ chối và đuổi Gia cát Cẩn trở về.
Vân Trường được lịnh đi đánh Phàn Thành, chém chết Bàng Đức, bắt sống Vu Cấm, oai danh lừng lẫy. Trong khi đánh phá Phàn Thành, Vân Trường bị Tào Nhơn bắn một mũi tên có tẩm thuốc độc, trúng vào cánh tay mặt. Quan Bình điều binh rút về trại để chữa trị vết thương cho Vân Trường. Thần y Hoa Đà nghe tin liền tìm đến nơi để điều trị vết thương. Vân Trường cởi áo bào ra, đưa cánh tay bị tên cho Hoa Đà xem vết thương. Hoa Đà xem kỹ rồi nói :
- Ấy là tên ná, có tẩm thuốc độc, chất độc đã thấm tới xương, nếu không trị sớm thì cánh tay nầy sẽ trở nên vô dụng. Bây giờ phải lựa một chỗ vắng vẻ, trồng một cây trụ cho thật chắc, đóng vào đó một cái khoen. Tôi phải cột tay tướng quân vào đó, bịt mắt tướng quân lại, rồi tôi mổ vết thương ra, lóc thịt đã thấm chất độc bỏ đi, cạo bỏ chất độc đã thấm vô xương, rồi rịt thuốc may lại, để tướng quân trông thấy chắc không chịu nổi.
Vân Trường cười nói :
- Như vậy có chi mà không chịu nổi.
Liền bày tiệc rượu thết đãi. Vân Trường uống mấy chén, rồi bày cờ ra đánh với Mã Lương, tay trái đánh cờ, tay mặt đưa ra cho Hoa Đà mổ. Hoa Đà cầm dao mổ lên nói :
- Nào, tôi xin bắt đầu, Ngài chớ giựt mình.
- Ta không phải là kẻ phàm phu nhút nhát đâu.
Mọi người thấy Hoa Đà làm mà rùn mình, nhưng Vân Trường vẫn thản nhiên ngồi đánh cờ. Hoa Đà làm xong, rịt thuốc may lại, nói :
- Tôi chưa bao giờ thấy một người khí phách như thế nầy, tiếng đồn thật chẳng sai.
Quan Vân Trường đứng dậy nói :
- Cánh tay nầy bây giờ hết đau nhức rồi, co dãn được như thường. Tiên sinh là Thần y đó.
Quan Công sai đem 100 lượng vàng thưởng công cho Hoa Đà, nhưng Hoa Đà từ chối, nói :
- Tôi nghe Vân Trường là người trung nghĩa, nên đến trị bịnh, chớ đâu phải để lấy tiền. Xin Ngài chớ nhọc lòng. Nói xong từ giã Vân Trường ra về.
Một hôm, Vân Trường vào trướng phủ ngủ trưa, bỗng chiêm bao thấy một con heo lớn đen thui chạy đến cắn nơi chân mình. Vân Trường thét lên định rút gươm ra chém, liền giựt mình tỉnh dậy. Vân Trường trong lòng nghi ngại không yên, nói với Quan Bình :
- Ta nay đã gần 60 tuổi rồi, làm tướng xông pha trong ba quân đã lâu, giá như nay chết đi cũng không ân hận gì nữa.
Sau đó, Quan Vân Trường lầm mưu của Lữ Mông và Lục Tổn để mất Kinh Châu, lại bị quân Tào phía Bắc đánh xuống, lưỡng đầu thọ địch, nên thua trận chạy về Mạch Thành chống giữ. Quan Công lại sai Liêu Hóa vượt vòng vây chạy đến Thương Dung kêu Lưu Phong (con nuôi của Lưu Bị) và Mạnh Đạt đem binh tới giúp, nhưng Lưu Phong và Mạnh Đạt sợ chết nên từ chối. Liêu Hóa thấy không xong, liền nhắm Thành đô chạy riết để cầu cứu với Hán Trung Vương Lưu Bị.
Tôn Quyền cho Gia Cát Cẩn qua dụ hàng Quan Công, nhưng lòng Quan Công như sắt đá, không thể dụ được. Lữ Mông dâng kế :
" Quan Công cố thủ Mạch Thành, không chịu hàng đầu, chẳng bao lâu lương thực hết thì phải bỏ thành tìm đường trốn về Tây Thục. Phía Bắc Mạch Thành có một con đường nhỏ rất hiểm trở, nếu Vân Trường bỏ thành ắt phải theo con đường đó mà đi. Phải sai Chu Nhiên đem quân đến phía Bắc Mạch Thành mai phục, gặp Vân Trường kéo quân đi ra thì chớ đánh vội, cứ phía sau rượt nà, để hắn chạy qua ngã Lâm Thư. Lại sai Phan Chương dẫn 500 binh hùng phục nơi đường Lâm Thư, chỗ núi non chật hẹp, dùng dây giăng ngang đường và câu móc mà giựt thì các ngựa chiến phải té quị, binh túa ra bắt sống Quan Công.
Quan Công trông mãi không thấy binh cứu viện, kiểm điểm binh mã chỉ còn được 300, lương thực hết sạch, 3 mặt thành Đông, Tây, Nam, đều bị quân Đông Ngô công phá rất ngặt, chỉ còn mặt Bắc là ít hơn. Quan Công truyền Châu Thương và Vương Phủ ở lại thủ thành, còn Quan Bình với Triệu Lụy và vài chục quân đi theo Quan Công vượt trùng vây để đi Tây Thục theo cửa Bắc Mạch Thành tiến ra. Đi được vài dặm thì gặp phục binh, Triệu Lụy tử trận. Quan Công đi trúng vào mưu kế của Lữ Mông, ngựa Xích thố bị vấp chân ngã nhào, Quan Công té xuống đất, bộ tướng của Phan Chương là Mã Trung bắt sống được Quan Công cùng với Quan Bình và toàn bộ mấy chục tên quân đi theo.
Phan Chương giải Quan Công và Quan Bình đến Tôn Quyền. Tôn Quyền chiêu dụ nhiều lần nhưng Quan Công nhứt định không chịu đầu hàng. Tôn Quyền ra lịnh đem cha con Quan Công ra pháp trường xử trảm. Quan Công thọ 58 tuổi. Quân Đông Ngô đem thủ cấp của Quan Công và Quan Bình đến Mạch Thành để gọi Châu Thương và Vương Phủ đầu hàng. Châu Thương thấy chủ tướng đã chết, nên khóc lóc rồi tự vận chết theo, Vương Phủ thì nhào đầu xuống chơn thành tự tử.
Còn con ngựa Xích thố của Quan Công được Tôn Quyền thưởng công cho Mã Trung, nhưng ngựa bỏ ăn và vài ngày sau thì chết, linh hồn bay theo chủ. Tôn Quyền mở tiệc khao thưởng các tướng và quân sĩ. Tôn Quyền nói :
- Nay nhờ mưu của Lữ Mông mới bắt được Quan Công và giết đi, lấy được đất Kinh Châu, công ấy rất lớn. Nói rồi rót một chén rượu bưng đến thưởng Lữ Mông. Lữ Mông tiếp lấy chén rượu toan uống , bỗng dưng ném chén rượu xuống đất, nhảy lại thộp ngực Tôn Quyền, mắng lớn :
- Thằng mặt xanh râu đỏ và bọn chuột kia có biết ta là ai không ?
Chư tướng thất kinh, vừa muốn bước lại gỡ Tôn Quyền và xô Lữ Mông ra thì Lữ Mông đã xô Tôn Quyền té nhào xuống đất, rồi nhảy vọt lên ghế của Tôn Quyền ngồi, trợn đôi mắt tròn vo, hét lớn :
- Hán Thọ Đình Hầu Quan Vân Trường là ta đây.
Tôn Quyền và các tướng hoảng sợ, quì lạy lia lịa. Bỗng Lữ Mông té nhào xuống đất, hộc máu chết tươi.
Tôn Quyền và các tướng Đông Ngô phải một phen hoảng vía trước sự hiển linh báo thù của Quan Công. Mưu thần của Tôn Quyền nói :
- Quan Công chết rồi, thế nào Lưu Bị và Khổng Minh cũng kéo đại binh đến đánh Đông Ngô để báo thù. Bây giờ ta phải đem thủ cấp của Vân Trường gởi qua cho Tào Tháo, để cho Lưu Bị nghĩ rằng Tào Tháo chủ mưu trong vụ nầy. Như vậy, Lưu Bị sẽ căm giận Tào Tháo, giải được mối nguy cho Đông Ngô. Tôn Quyền nghe theo, đóng một cái thùng đựng thủ cấp của Quan Công, rồi sai sứ đem dâng cho Tào Tháo. Tư Mã Ý nói với Tào Tháo :
- Quan Công cùng Lưu Bị và Trương Phi kết nghĩa anh em với nhau. Nay Quan Công đã chết, thế nào Lưu Bị và Trương Phi cũng đem binh báo thù. Đông Ngô lo sợ cái họa ấy nên đem đầu của Quan Công đến đây gieo họa cho ta.
Tao Tháo hỏi :
- Như thế ta phải làm sao ?
- Đại Vương nên hết lòng tử tế, sai quân tạc một hình gỗ trầm hương, đem đầu Quan Công chắp vào, rồi tẫn liệm, làm lễ an táng theo hàng vương hầu. Lưu Bị hay được ắt cho Đại Vương là người ơn, còn Đông Ngô chính là kẻ thù.
Tào Tháo mừng rỡ làm y theo kế ấy, lại nhìn thủ cấp của Quan Công nói đùa một câu :
- Quan Hầu mạnh giỏi đấy chứ ?
Bỗng cái đầu của Quan Công trợn mắt tròn vo, tóc râu dựng ngược. Tào Tháo thất kinh té nhào xuống đất. Chư tướng đỡ lên. Sứ giả Đông Ngô lại đem chuyện Lữ Mông bị Quan Công bắt hộc máu chết kể lại cho Tào Tháo nghe nữa. Tào Tháo khiếp vía, làm y theo lời Tư Mã Ý, dùng Vương lễ an táng Quan Công. Tào Tháo bổn thân quì tế, đặt quan giữ mộ và cúng tế 4 mùa.
Về phần linh hồn của Quan Công, uất khí chưa tan, linh hồn bay lơ lửng về phía núi Ngọc Tuyền, trên núi có một ngôi chùa mà Đại Sư Phổ Tịnh đang tu tại đó. Đêm ấy trăng sáng, vừa mãn canh ba, bỗng nghe trên không có tiếng kêu lớn : " Trả đầu cho ta". Phổ Tịnh ngước mặt nhìn lên mây, thấy một người cỡi ngựa Xích thố, cầm cây Thanh long đao, bên tả có một tướng mặt trắng khôi ngô, bên hữu có một tướng mặt đen râu quai nón, theo hầu.
Phổ Tịnh lấy đuôi chủ gõ vào cửa nói :
- Vân Trường ở đâu ?
Hồn Vân Trường lập tức xuống ngựa, sa xuống trước chùa, hỏi :
- Sư Cụ là ai ? Xin cho biết pháp hiệu.
Phổ Tịnh đáp :
- Lão Tăng là Phổ Tịnh, khi trước nơi chùa Trấn Quốc, Quan Hầu quên rồi sao?
- Trước kia tôi nhờ ơn Ngài cứu cho, nay tôi đã thác, xin Ngài chỉ đường mê muội cho tôi.
- Nay Quan Hầu bị Lữ Mông làm hại, kêu lên : " Trả đầu cho ta ", thế còn Nhan Lương, Văn Xủ, 6 tướng qua 5 ải, và biết bao nhiêu cái đầu khác nữa, họ đòi vào đâu ?
Quan Công nghe Đại Sư Phổ Tịnh nói câu ấy thì chợt tỉnh ngộ, liền biến mất. Phổ Tịnh biết Quan Công hiển Thánh.