Shop Đá May Mắn | damayman.com | damayman.vn
Đ/C: 180A Nguyễn Duy Dương, Phường 3, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh
Hotline : 0986 033 363 - 0938 519 169 ( Ms.Dung )
Mỗi người sẽ hợp với một màu sắc riêng, việc chọn màu đúng theo mạng sẽ mang tài lộc đến cho bản thân và gia đình.
Nhập năm sinh để xem mạng
|
|
GIAO THỪA LÀ GÌ?
+ Lễ trừ tịch
Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt đầu qua năm mới. Vào lúc này, dân chúng Việt nam theo cổ lệ có làm lễ trừ tịch. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch". Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.
+ Cúng ai trong lễ giao thừa
Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi vì các cụ xưa hình dung trong phút cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương luôn có quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được), thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì.
Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.
+ Sửa lễ giao thừa
Người ta cúng giao thừa tại các đình, miếu, các văn chỉ trong xóm cũng như tại các tư gia. Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm chiếc mũ của Ðại Vương hành khiển.
Ðến giờ phút trừ tịch, chuông trống vang lên, người chủ ra khấu lễ, rồi mọi người kế đó lễ theo, thành tâm cầu xin vị tân vương hành khiển phù hộ độ trì cho một năm nhiều may mắn. Các chùa chiền cũng cúng giao thừa nhưng lễ vật là đồ chay. Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ thì giản tiện hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà.
+ Tại sao cúng Giao thừa ngoài trời
Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có trí như quan toàn quyền. Năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật...Trái lại, gặp phải ông lười biếng, kém cỏi, tham lam thì hạ giới chịu mọi thứ khổ.
Các cụ hình dung phút ấy ngang trời quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được) thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì. Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà Trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới.
Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà..
+ Lễ cúng Thổ Công
Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ cũng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa.
+ Mấy tục lệ trong đêm trừ tịch
- Sau khi làm lễ giao thừa, các cụ ta có những tục lệ riêng mà cho đến nay, từ thôn quê đến thành thị, vẫn còn nhiều người tôn trọng thực hiện.
- Lễ chùa, đình, đền: Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình và nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.
- Kén hướng xuất hành: Khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.
- Hái lộc: Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là "lấy lộc" của Trời đất Thần Phật ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.
- Hương lộc: Có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về cắm và bình hương bàn thờ nhà mình.Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.
- Xông nhà: Thường người ta kén một người "dễ vía" trong gia đình ra đi từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lễ trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái cành lộc ở đình chùa mang về. Lúc trở về đã sang năm mới và ngưòi này sẽ tự "xông nhà" cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Nếu không có người nhà dễ vía người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông nhà trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem lại sự may mắn dễ dãi.
VĂN KHẤN GIAO THỪA
1- Văn khấn gia tiên: ( Cúng giao thừa trong nhà trước, nếu có thờ Ông bà )
- Kính nghe:
Tổ đức vĩnh thùy thiên tải thịnh
Gia phong hàm lạc tứ thời xuân.
Nhân tiết giao thừa năm Tân Mão, tử tôn chúng con là: …… cung nghinh tiên tổ hồi giáng gia đường, chứng giám lòng thành, thụ kỳ lễ vật, khuôn phù gia nội đắc bình an.
Con nhất tâm bái thỉnh:
Bản cảnh Thành hoàng đại vương, Truy hồn sứ giả, thiếp phách quan quân, trì phan đồng tử, dẫn lộ tướng quân, bản gia thổ địa, bản xứ long thần tiếp dẫn vong linh chư vị gia tiên … (đọc tên những người thờ phụng) lai đáo gia đường, chúng minh công đức. Duy nguyện, chư tôn hiền thánh, khứ tự xuy phong, lai như xiết điện, bảo hộ tiên tổ giang phó gia đường, duy nguyện: tổ tiên giám cách, nguyện than phục chỉ, hiếu phụng xuân thu, giáng phó gia đường, chứng minh công đức.
Con nhất tâm bái thỉnh:
Cao cao chi tổ, viễn viễn chi tông, thúc bá đệ huynh, cô di tỷ muội, bà cô ông mãnh; Hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, đẳng đẳng sảnh linh, trùng trùng quyến thuộc, phục hồi gia nội, tả hữu phân ban, thượng hạ trung bàn, chứng minh công đức.
Con nhất tâm bái thỉnh.
Gia tiên bản phái, nội ngoại túc thanh, hương kỳ phần đại anh hiền, hoặc văn thư lễ, hoặc lược điền viên, pong thanh thụ lập, văn vọng lưu truyền, dư thanh đồng cảm, thức lễ mặc khiên, khí số chung linh, tài năng tế mỹ.Nguyện giáng gia đường, chứng minh công đức.
Con nhất tâm bái thỉnh:
Gia trung phụng tự, tứ thời bát tiết, liệt vị tôn linh:
Cung thỉnh:
(thờ ai thì đọc tên người đó kèm theo chữ :chân linh vị tiền).
Duy nguyện: tử tôn bất thác, bảo hộ tử tôn, giang phó gia đường thụ tử cúng dàng.
Khất cầu:
Tiên tổ phù trì, tôn linh bảo hộ chúng tôn, xuân lai cát khánh, hạ đáo bình an, thu miễn tam tai, đông nghinh bách phúc, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an.( hết )
2- khấn giao thừa ngoài trời : ( Văn khấn cúng giao thừa )
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
- Kính nghe:
Năm cũ đã hết kính cẩn tiễn đi
Năm mới vừa sang hân hoan rước đến!
Vào thời giao thừa, giờ Tý, mồng Một tháng Giêng năm Tân Mão, khánh đản Đức Di Lặc Tôn Phật.
Nay đệ tử chúng con: .................................................. ............................
.................................................. .................................................
Tại (địa chỉ): .................................................. ..................................
Kính mừng tiết Nguyên Đán đã đến, làm lễ trừ tịch, sửa soạn hương, hoa, đăng, trà, quả, thực hiến cúng giao thừa.
Nam mô Đương Lai Giáo Chủ Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.
Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.
Nam mô Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Từ Đại Bi Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
Nam mô Hộ Pháp Thiện Thần Chư Thiên Bồ Tát.
Cung tống cựu niên:
Canh Dần niên, Ngụy Vương hành khiển.
Tam thập lục phương chi thần, Khúc Tào phán Quan.
Cung nghinh tân niên:
Tân Mão niên, Trịnh Vương hành khiển
Mộc tinh chi thần, Khúc Tào phán quan.
- Cẩn cáo:
Tôn thần bản gia, Thổ công địa chủ, Ngũ phương vạn phúc phu nhân.
Bản gia Đông Trù tư mệnh Táo phủ thần quân.
Bản xứ Thổ địa phúc đức chính thần.
Ngũ phương long mạch, Tiền hậu địa chủ tiếp dẫn Tài thần, Hỷ thần các vị tôn thần cùng chân linh gia tiên nội ngoại, lai lâm án toạ, chứng giám lòng thành, thụ tư cúng dàng.
- Khấn nguyện:
Gia hộ toàn gia an lạc, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo, tám tiết hưởng vinh quang phúc thọ, hoạ đi phúc đến, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
- Kính mong:
Chứng giám lòng thành ân chiêm vạn vọng.